khuyennong41ahuaf
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn Đàn học tập và phong trào của lớp KN41A huaf
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Bài gửi sau cùng
Bài gửiNgười gửiThời gian
[�] Tôi yêu lớp tôi Wed Jan 16, 2013 11:29 pm
[�] tài liệu xữ lý số liệu bằng spss và excel Thu Jul 12, 2012 3:04 pm
[�] TÀI LIỆU HAY MÔN GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN Sat May 19, 2012 5:35 pm
[�] CHIA SẺ BÀI TỐT NGHIỆP Sun May 13, 2012 5:27 pm
[�] DIỄN DÀN SẺ ĐÓNG CỬA! Mon Apr 09, 2012 5:24 pm
[�] gửi anh chị có nhu cầu kiếm tiền tiêu chơi hjhj Tue Feb 07, 2012 10:05 am
[�] tài liệu cho đàn em khuyến nông đây Wed Jan 11, 2012 6:00 pm
[�] thông báo về việc lỗi khi tải tài liệu từ diễn đàn. Wed Jan 11, 2012 4:18 pm
[�] tài liệu tham khảo Wed Jan 11, 2012 4:09 pm
[�] giup e voi anh chị ơi Fri Dec 30, 2011 10:23 pm
[�] cách bẻ khóa win 7 Tue Nov 08, 2011 8:50 am
[�] Lớp ơi!!! Mon Oct 24, 2011 9:57 am

|
Bookmarks

đồng quản lý tài nguyên ven biển ( Thầy Tuyển)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tue Nov 02, 2010 11:07 am
quoctoan
quoctoan
Admin

Cấp bậc
Danh vọng:
473%/1000%

Tài năng:34%/100%

Liên lạc
http://kn41ahuaf.co.cc

Thông tin thành viên
» Tổng số bài gửi : 473
» Join date : 23/10/2009
» Age : 34
» Đến từ : Hà Tĩnh
» Hiện giờ đang:

Bài gửiTiêu đề: đồng quản lý tài nguyên ven biển ( Thầy Tuyển)


Dự án Nghiên cứu quản lý Tài nguyên dùng chung (CPR), Việt Nam:
Hợp phần ven biển, do Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Canada (IDRC) tài trợ thông qua chương trình Môi trường và Giảm nghèo ở nông thôn (RPE)


1. Giới thiệu Dự án quản lý tài nguyên dùng chung (CPR)

Trung tâm Nghiên cứu IDRC (Canada) đã hỗ trợ các dự án nghiên cứu quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng (CBNRM) từ những năm 1990. Trong giai đoạn 2008-2011, IDRC tiếp tục hỗ trợ các dự án này thực hiện nghiên cứu cải tiến quản lý tài nguyên dùng chung (common pool resource – CPR) ở vùng đồi núi và ven biển miền trung Việt Nam. Mục tiêu của dự án là triển khai nghiên cứu hành động để hỗ trợ cải tiến chính sách hướng tới quản lý bền vững CPR ở Việt Nam. (“CPR” hay “tài nguyên dùng chung” là một hệ thống tài nguyên có nhiều đối tượng cùng sử dụng và hưởng lợi. Việc quản lý hệ thống này phải duy trì được lợi ích hợp lý của các hộ có quyền hưởng lợi)

Mục tiêu chung của dự án là:
Phát triển, thử nghiệm, tư liệu và chia sẻ các phương thức tiếp cận có hiệu quả trong việc củng cố cơ chế quyền sử dụng hợp lý và bền vững ở vùng núi và ven biển miền Trung Việt Nam.

Các mục tiêu nghiên cứu là:
1) Xây dựng cơ chế quyền sử dụng thích hợp và cải tiến trao quyền sử dụng tài nguyên thiên nhiên đối với đất và mặt nước
2) Củng cố các tổ chức dựa vào cộng đồng cho người sử dụng tài nguyên và nâng cao năng lực của họ trong việc đảm nhận quản lý tài nguyên dùng chung
3) Xác định và thử nghiệm các phương pháp và các hình thức sử dụng tài nguyên mới để cải thiện sinh kế, đặc biệt là sinh kế của người nghèo vùng nông thôn
4) Cải tiến phương pháp hoạt động mạng lưới nhằm hỗ trợ xây dựng năng lực nghiên cứu trong quản lý tài nguyên dùng chung

Tiến trình và phương pháp tổng thể:

Nghiên cứu này được đề xuất dựa trên các bài học và kinh nghiệm rút ra từ các nghiên cứu ở vùng đầm phá Tam Giang đã được thực hiện. Ở Việt Nam, nhà nước sở hữu toàn bộ tài nguyên thiên nhiên, nhưng quản lý kém hiệu quả do năng lực của chính quyền địa phương (đặc biệt ở cấp xã) đang còn hạn chế. Vì thế nghiên cứu này thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng để chia sẻ vai trò và trách nhiệm của họ trong quản lý. Tại Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh đã có chính sách hỗ trợ xây dựng cơ chế đồng quản lý thủy sản (QĐ: 4260/2005). Các nghiên cứu trước đây trong khu vực đã chứng tỏ rằng phương thức quản lý này là hình thức tiếp cận phù hợp và có hiệu quả đối với các loại tài nguyên dùng chung như hệ đầm phá Tam Giang Cầu Hai. Đồng quản lý trong bối cảnh địa phương bao gồm việc trao quyền sử dụng và trách nhiệm quản lý cho tổ chức của ngư dân để gia tăng vai trò họ trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên.

Dự án tiến hành nghiên cứu hành động ở ba mức độ: (1) hỗ trợ xây dựng năng lực quản lý tài nguyên cho cộng đồng thông qua việc thành lập và kiện toàn chi hội nghề cá. (2) xây dựng cơ chế quản lý quyền sử dụng tài nguyên và cải tiến trao quyền làm cơ sở cho thiết lập đồng quản lý. Việc trao quyền cho tổ chức ngư dân sẻ được thực hiện thông qua đồng thuận của các bên liên quan. (3) hỗ trợ các hoạt động mạng lưới như là một phương tiện đưa tiếng nói của người dân vào đối thoại, xây dựng chính sách và quảng bá kết quả nghiên cứu.

2. Mục tiêu và sản phẩm nghiên cứu

Mục tiêu 1: Xây dựng cơ chế quyền sử dụng phù hợp đối với tài nguyên dùng chung và cải tiến trao quyền sử dụng tài nguyên đất và mặt nước.

Các hoạt động bao gồm:
- Xây dựng cơ chế quyền sử dụng đối với tài nguyên thủy sản và mặt nước
- Lập kế hoạch quản lý tài nguyên có sự tham gia của cộng đồng
- Thúc đẩy thực hiện trao quyền cho nhóm hoặc các tổ chức cộng đồng
- Xây dựng mô hình đồng quản lý thí điểm ở phá Tam Giang

Kết quả dự kiến từ các hoạt động này bao gồm (1) thiết lập được các đơn vị (phân vùng) quản lý đầm phá, (2) cụ thể hóa quy trình trao quyền sử dụng ở vùng phá; (3) xây dựng được kế hoạch quản lý thích hợp ở các cấp độ khác nhau; (4) kiện toàn năng lực các nhóm người sử dụng tài nguyên; và (5) khởi xướng việc trao quyền sử dụng và quản lý phù hợp.

Mục tiêu 2: Củng cố các tổ chức của người sử dụng tài nguyên và chức năng của họ trong quản lý tài nguyên

Các hoạt động này chủ yếu kiện toàn năng lực Hội nghề cá tỉnh Thừa Thiên Huế, một tổ chức xã hội nghề nghiệp trong lĩnh vực thuỷ sản. Các hoạt động đó là:
- Tổ chức các hội thảo định kỳ giữa các Chi hội nghề cá nhằm xem xét tình hình, trao đổi bài học kinh nghiệm và xác định thông tin và các chủ đề giúp cho việc xây dựng chính sách.
- Tổ chức tập huấn cho Hội nghề cá tỉnh và cốt cán các chi hội
- Xây dựng chính sách được thực hiện thông qua sự phối hợp/ hợp tác giữa Hội nghề cá tỉnh và các đối tác địa phương ở các cấp độ khác nhau để xác định tiến trình, chủ đề, đối tác và vai trò trong việc trao quyền sử dụng và quyền quản lý cũng như trách nhiệm ở vùng đầm phá đã được xác định.
Các hoạt động xây dựng chính sách sẽ đưa ra được hướng dẫn của tỉnh về việc giao diện tích đầm phá để hỗ trợ đồng quản lý.

Mục tiêu 3: Xác định và thử nghiệm các phương pháp mới và các phương thức sử dụng tài nguyên giúp cải thiện sinh kế, đặc biệt là cho người nghèo vùng nông thôn.
- Hỗ trợ chương trình phát triển kỹ thuật có sự tham gia người dân đó là hỗ trợ kỹ thuật nuôi xen hoặc nuôi sinh thái.
- Xác định các sáng kiến cộng đồng về đa dạng hoá thu nhập.

Mục tiêu 4: Cải tiến phương pháp hoạt động mạng lưới nhằm hỗ trợ xây dựng năng lực nghiên cứu về quản lý tài nguyên dùng chung.
Bao gồm các hoạt động:
- Kiện toàn mạng lưới Nghiên cứu: “Mạng lưới quản lý tài nguyên dùng chung” (CPR learning network ” ở Việt Nam sẽ chia sẻ và xây dựng năng lực cho các nhóm hiện đang còn hoạt động hoặc các nhóm quan tâm đến nghiên cứu về quản lý tài nguyên hay nghiên cứu đồng quản lý ở ven biển
- Cung cấp kinh phí cho các dự án nghiên cứu nhỏ để lựa chọn thành viên của mạng lưới nghiên cứu/học tập quản lý tài nguyên dùng chung -“CPR learning network”.
- Tổ chức Hội thảo, tập huấn, thiết lập mạng lưới và hỗ trợ thúc đẩy cho các nhóm nghiên cứu

3. Khung Nghiên cứu hành động

Thúc đẩy các hành động chủ đạo đó là: (1)Xây dựng cơ chế quyền sử dụng tài nguyên, (2) Trao quyền khai thác cho các tổ chức cộng đồng và giao trọng trách quản lý tài nguyên, và (3)thiết lập đồng quản lý tài nguyên ở các cấp khác nhau

Tiến trình chung:
1) Xây dựng đồng thuận về trao quyền và thiết lập đồng quản lý
2) Xây dựng các Chi hội: thành lập chi hội và nâng cao năng lực
3) Hỗ trợ xây dựng hướng dẫn về trao quyền và trách nhiệm
4) Hướng dẫn Các Chi hội nghề cá sắp xếp quyền và quản lý các quyền cho các nhóm và hộ sử dụng tài nguyên
5) Cụ thể hóa các hình thức đồng quản lý ở các cấp khác nhau
6) Thúc đẩy các hành động thực hành về việc trao quyền và đồng quản lý
7) Giám sát và đánh giá các hành động và những thay đổi

4. Tổ chức dự án và nhóm nghiên cứu

Hợp phần Quản lý tài nguyên ven biển do Khoa Khuyến nông và Phát triển nông thôn, Đại học nông lâm thực hiện. Khoa giới thiệu các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm về lãnh vực nghiên cứu hành động và nghiên cứu có sự tham gia trong quản lý tài nguyên và các vấn đề kinh tế xã hội. Hợp phần Dự án này đảm trách việc quản lý và điều phối mạng lưới.

Nhóm nghiên cứu dự án gồm các nhà nghiên cứu đa ngành từ đơn vị và các ban ngành địa phương. Các thành viên nghiên cứu chủ chốt và các cộng sự nghiên cứu đảm nhận nghiên cứu các vấn đề kinh tế xã hội, phát triển cộng đồng, quản lý sản xuất thuỷ sản, lập kế hoạch quản lý tài nguyên và phát triển sinh kế.

Chủ trì nghiên cứu là PGS.TS. Trương Văn Tuyển ( [You must be registered and logged in to see this link.]Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó ), một chuyên gia nghiên cứu về phát triển cộng đồng và và Quản lý Tài nguyên dựa vào cộng đồng (CBNRM). Sơ đồ tổ chức dự án thể hiện như sau:




Hãy cảmơn bài viết của quoctoan bằng cách trả lời bài viết nhé!!!

Về Đầu Trang Go down

http://kn41ahuaf.co.cc

Tiêuđề

đồng quản lý tài nguyên ven biển ( Thầy Tuyển)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
::.
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất